GLUDIPHA 500
GLUDIPHA 500

GLUDIPHA 500

Quy cách đóng gói:

Hộp 5 vỉ x 10 viên

Chỉ định:

Đái tháo đường không phụ thuộc insulin (typ II): đơn trị liệu khi không thể điều trị tăng glucose huyết bằng chế độ ăn đơn thuần. Có thể dùng metformin đồng thời với một sulfonylurê khi chế độ ăn và khi dùng metformin hoặc sulfonyl urê đơn thuần không có hiệu quả kiểm soát glucose huyết một cách đầy đủ.

Tư vấn:

Thành phần thuốc: Mỗi viên bao phim chứa:

  • Hoạt chất chính:

Metformin hydroclorid.........................500mg

  • Tá dược:   

Eragel, P.V.P, starch 1500, bột talc, magesi, natri lauryl sulfat, croscarmellose natri, H.P.M.C, titan dioxyd, dầu thầu dầu.

Đái tháo đường không phụ thuộc insulin (typ II): đơn trị liệu khi không thể điều trị tăng glucose huyết bằng chế độ ăn đơn thuần. Có thể dùng metformin đồng thời với một sulfonylurê khi chế độ ăn và khi dùng metformin hoặc sulfonyl urê đơn thuần không có hiệu quả kiểm soát glucose huyết một cách đầy đủ.

Người lớn: Liều khởi đầu đối với bệnh nhân đang không sử dụng metformin là 500mg, một lần/ngày, dùng đường uống. Nếu bệnh nhân không gặp phản ứng có hại đường tiêu hoá và cần phải tăng liều thì có thể dùng thêm 500mg sau mỗi khoảng thời gian điều trị từ 1 đến 2 tuần. Liều dùng của metformin cần được cân nhắc điều chỉnh trên từng bệnh nhân cụ thể dựa trên hiệu quả và độ dung nạp của bệnh nhân và không vượt quá liều tối đa được khuyến cáo là 2000mg mỗi ngày.

Người cao tuổi (65 tuổi trở lên): Liều bắt đầu và liều duy trì cần dè dặt, vì có thể suy thận, suy tim, suy gan. Người cao tuổi không nên điều trị đến liều tối đa metformin.

Người suy thận: Đánh giá chức năng thận trước khi khởi đầu điều trị với metformin và đánh giá định kỳ sau đó. Chống chỉ định metformin trên bệnh nhân có eGFR dưới 30mL/phút/1,73m2. Không khuyến cáo khởi đầu điều trị với metformin ở bệnh nhân có eGFR nằm trong khoảng 30 – 45 mL/phút/1,73m2 Ở bệnh nhân đang sử dụng metformin và có eGFR giảm xuống dưới 45mL/phút/1,73m2, đánh giá nguy cơ – lợi ích khi tiếp tục điều trị. Ngừng sử dụng metformin nếu bệnh nhân có eGFR giảm xuống dưới 30mL/phút/1,73m2 (xem mục chống chỉ định, mục cảnh báo và thận trọng).

Ngừng sử dụng metformin khi thực hiện xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh có sử dụng thuốc cản quang chứa iod: trên những bệnh nhân có eGFR nằm trong khoảng từ 30 – 60 mL/phút/1,73m2, trên những bệnh nhân có tiền sử bệnh lý về gan, nghiện rượu hoặc suy tim, hoặc trên những bệnh nhân sẽ sử dụng thuốc cản quang chứa iod qua đường động mạch, ngừng metformin trước hoặc tại thời điểm thực hiện xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh có sử dụng thuốc cản quang chứ iod. Đánh giá lại chỉ số eGFR sau khi chiếu chụp 48 giờ, sử dụng lại metformin nếu chức năng thận ổn định (xem mục cảnh báo và thận trọng). Chuyển từ những thuốc chống đái tháo đường khác sang: nói chung không cần có giai đoạn chuyển tiếp, trừ khi chuyển từ clorpropamid sang. Khi chuyển từ clorpropamid sang, cần thận trọng trong 2 tuần đầu vì sự tồn lưu clorpropamid kéo dài trong cơ thể, có thể dẫn đến sự cộng tác dụng của thuốc và có thể gây hạ đường huyết.

Dùng đường uống

Sản phẩm cùng danh mục

Social

Email

vidipha.vpct@gmail.com

Hotline

0283.844.0106